Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Hành vi tổ chức – Organizational Behavior


Hành vi tổ chức – một môn học khá mới mẻ, nhưng khi nghiên cứu kỹ về nó, bạn sẽ thấy, đây là môn học rất cần thiết cho tất cả những ai sẽ làm việc trong tổ chức. Môn học này giúp bạn giải thích được các thái độ, hành vi cư xử của cá nhân, cá nhân trong tổ chức, của nhóm và của toàn bộ tổ chức mà bạn là thành viên. Nó sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp đúng đắn để giải quyết xung đột, cũng như đưa ra được các biện pháp tạo động lực cho người lao động, đồng thời cũng sẽ xây dựng được một văn hóa riêng cho tổ chức của bạn.
Hành vi là hành động, cử chỉ, thái độ, thói quen của con người, bao gồm hành vi vô thức và hành vi có ý thức.
Hành vi tổ chức là những hành vi cá nhân diển ra trong tổ chức, bao gồm: hành vi và thái độ của cá nhân, sự tương tác giữa hành vi và thái độ cá nhân với tổ chức.
Hành vi tổ chức là khoa học nghiên cứu về những ảnh hưởng của Cá nhân, Nhóm và Cấu trúc đến hành vi trong các tổ chức với mục đích là áp dụng những kiến thức này vào việc nâng cao hiệu quả của tổ chức
Quản trị hành vi tổ chức là môn học nghiên cứu một cách có hệ thống về các hành vi và thái độ của con người trong một tổ chức và sự tương tác giữa hành vi của con người với tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức .
Lý do nghiên cứu hành vi tổ chức:
Nghiên cứu HVTC
Thứ nhất: Môn học Hành vi tổ chức trang bị cho chúng ta kiến thức về Hành vi của cá nhân trong tổ chức, từ đó có thể dự đoán được các hành vi của cá nhân trong tổ chức, đưa ra các biện pháp cải biến các hành vi không mong đợi trong tổ chức. Ngoài ra có thể đưa ra những biện pháp tạo động lực lao động dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về Hành vi của cá nhân.
Thứ hai, môn học Hành vi tổ chức trang bị cho chúng ta kiến thức về Hành vi của nhóm, những xung đột có thể xảy ra, từ đó chúng ta có thể dự báo được các xung đột, đưa ra được cách giải quyết xung đột, và xây dựng được những nhóm làm việc hiệu quả.
Thứ ba, môn học Hành vi tổ chức trang bị cho chúng ta kiến thức về Văn hóa tổ chức, từ đây có thể nghiên cứu sâu hơn để xây dựng và kiến tạo văn hóa cho doanh nghiệp của mình.
Nghiên cứu Hành vi tổ chức, bạn sẽ:
  • Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
  • Phát huy vai trò con người trong tổ chức
  • Khai thác một cách tối ưu nguồn nhân lực
  • Phát huy tính sáng tạo của con người
Một số tài liệu mình có về Hành vi tổ chức:
1, TS. Thái Trí Dũng (4 chương)
1. Giới thiệu về Hành vi tổ chức
2. Những cơ sở của hành vi cá nhân
3. Cơ sở hành vi nhóm
4. Truyền thông và giao tiếp trong tổ chức
2. Ph.D. Nguyễn Hữu Lam (9 chương)
1. Giới thiệu về Hành vi tổ chức
2. Những cơ sở của Hành vi cá nhân
3. Giá trị, thái độ, và Sự thỏa mãn đối với công việc
4. Động viên
5. Những cơ sở của Hành vi nhóm
6. Hành vi trong nhóm và Xung đột
7. Truyền đạt
8. Văn hóa Tổ chức
9. Đổi mới và Phát triển tổ chức
3. GV. Huỳnh Nhựt Nghĩa – Đại học Marketing (8 chương)
1. Tổng quan về Quản trị Hành vi tổ chức
2. Cơ sở của hành vi cá nhân
3. Tạo động lực cá nhân trong tổ chức
4. Cơ sở hành vi nhóm
5. Hành vi trong nhóm và xung đột
6. Lãnh đạo nhóm
7. Giao tiếp trong tổ chức
8. Văn hóa trong tổ chức
4. MBA. Nguyễn Văn Thụy (5 chương)
1. Giới thiệu về HVTC
2. Những cơ sở của hành vi cá nhân
3. Động viên
4. Những cơ sở hành vi nhóm
5. Quản lý thiết kế văn hóa và thay đổi của tổ chức
5. Ph.D. Phan Thị Minh Châu (8 chương)
1. Cơ sở của hành vi cá nhân
2. Giá trị, thái độ và sự thỏa mãn đối với công việc
3. Động viên
4. Cơ sở của hành vi nhóm
5. Hành vi trong nhóm và xung đột
6. Thông tin
7. Văn hóa doanh nghiệp
8. Quản lý sự thay đổi
6. Tài liệu thảo luận nhóm của lớp thầy Thụy
Nếu bạn nghe tốt English, bạn hãy bắt đầu bằng Video này  nhé:
Chuỗi 12 bài giảng về Organzational Behavior của Dr. Wicker:
1.
2.
3. 
4. 
5. 
6. 
7. 
8. (ko tìm thấy :( )
9. 
10. 
11. 
12. 

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Phân loại tính cách MBTI


Bài viết này lấy từ http://www.mbti.vn/trac-nghiem-tinh-cach-mbti/
Bài kiểm tra phân loại tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator) được phát triển gần 60 năm trước đây bởi Katharine Cook Briggs và con gái của bà – Isabel Briggs Myers. Cùng với sự hợp tác đắc lực của nhà tâm lý học nổi tiếng người Thuỵ Sỹ, Carl G. Jung, MBTI ban đầu được tạo dựng để mọi người có thể đưa ra những quyết định lựa chọn nghề nghiệp thông minh và giúp đỡ mọi người hiểu được sự khác biệt của các dạng tính cách thông thường.Việc hiểu được sự đa dạng của các dạng tính cách cá nhân khác nhau sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của từng người, nhờ đó trả lời được câu hỏi tại sao tất cả mọi người không ai giống ai.
Kết quả trắc nghiệm tính cách MBTI
MBTI là phương pháp dùng để phân loại tính cách con người với 4 tiêu chí:
XU HƯỚNG TỰ NHIÊN: Extraverted (Hướng ngoại) / Introverted (Hướng nội)
Đây là 2 xu hướng đối lập thể hiện xu hướng ứng xử với thế giới bên ngoài.
  • Hướng ngoại – hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật.
  • Hướng nội - hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng
Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển cách ứng xử.
TÌM HIỂU VÀ NHẬN THỨC THẾ GIỚISensation (Giác quan) / iNtuition(Trực giác)
Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới bên ngoài.
  • Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đến từ 5 giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
  • Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.
QUYẾT ĐỊNH VÀ CHỌN LỰAThinking (Lý trí) / Feeling (Tình cảm)
Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.
  • Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.
  • Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.
CÁCH THỨC HÀNH ĐỘNGJudging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt)
Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.
  • Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng.
  • Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

I – INTROVERTED – (HƯỚNG NỘI)

E – EXTRAVERTED – (HƯỚNG NGOẠI)

  • Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động
  • Cần có một khoảng thời gian riêng tư đáng kể để nạp năng lượng
  • Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập với thế giới bên ngoài
  • Thích nói chuyện riêng tư 2 người.
  • Hiếm khi chủ động xin ý kiến của người khác
  • Hành động trước hết, suy nghĩ và cân nhắc sau
  • Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế giới bên ngoài
  • Hứng thú với con người và sự việc xung quanh
  • Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều người
  • Dễ bắt chuyện

S – SENSATION (CẢM GIÁC)

N – INTUITION (TRỰC GIÁC)

  • Sống với hiện tại
  • Thích các giải pháp đơn giản và thực tế
  • Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá khứ
  • Giỏi áp dụng kinh nghiệm
  • Thoải mái với những thông tin rõ ràng và chắc chắn
  • Hay nghĩ đến tương lai
  • Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra những khả năng mới
  • Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối liên hệ
  • Giỏi vận dụng lý thuyết
  • Thoải mái với sự nhập nhằng, hay những thông tin không rõ ràng

T-THINKING (LÝ TRÍ)

F-FEELING (TÌNH CẢM)

  • Luôn tìm kiếm sự kiện và tính logic để đưa ra kết luận
  • Có xu hướng để tâm đến các nhiệm vụ, công việc cần phải hoàn thành
  • Dễ dàng đưa ra những phân tích thấu đáo và khách quan
  • Chấp nhận xung đột là một phần tự nhiên trong mối quan hệ giữa người với người.
  • Xem xét cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng của một quyết định lên người khác trước khi đưa ra quyết định đó.
  • Nhạy cảm với những nhu cầu và phản ứng của người khác.
  • Tìm kiếm sự nhất trí và ý kiến của số đông.
  • Khó xử khi có xung đột; hoặc có phản ứng tiêu cực khi xảy ra bất hòa.

J-JUDGING (NGUYÊN TẮC)

P-PERCEIVING (LINH HOẠT)

  • Có kế hoạch chu đáo trước khi hành động
  • Tập trung vào các hoạt động có tính nhiệm vụ, hoàn tất các công đoạn quan trọng trước khi tiếp tục
  • Làm việc tốt nhất và không bị stress khi hoàn thành công việc trước thời hạn
  • Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các chuẩn mực để quản lý cuộc sống
  • Có thể hành động mà không cần lập kế hoạch; lập kế hoach tùy theo tình hình
  • Thích làm nhiều việc cùng lúc, thích sự đa dạng, có thể vừa làm vừa chơi
  • Chịu sức ép tốt, làm việc hiệu quả nhất khi công việc gần hết hạn
  • Tìm cách tránh né cam kết nếu nó ảnh hưởng đến sự linh động, sự tự do và da đạng của bản thân
Các yếu tố được đề cập ở trên tuy trái ngược nhau nhưng chỉ nhằm thể hiện sự khác nhau giữa con người và không có yếu tố nào tốt hơn các yếu tố còn lại. Từ 4 tiêu chí này, đưa ra 16 tính cách MBTI khách nhau. Tên của mỗi nhóm đều có 4 chữ cái, đại diện cho 4 tiêu chuẩn phân loại.
ISTJ - The Duty Fullfillers - Người tận tâm với công việc
Người tận tâm với công việc
(The Duty Fullfiller)
ISFJ - The Nutures - Người chăm nom
Người chăm nom
(The Nurtures)
INFJ - The Protectors - Người che chở
Người che chở
(The Protectors)
INTJ - The Scientists - Nhà khoa học
Nhà khoa học
(The Scientists)
ISTP - The Machanics - Kỹ sư
Thợ cơ khí
(The Mechanics)
ISFP - The Artists - Nghệ sĩ
Nghệ sĩ
(The Artists)
INFP - The Idealists - Nhà lý tưởng hóa
Nhà lý tưởng hóa
(The Idealists)
INTP - The Thinkers - Nhà tư duy
Nhà tư duy
(The Thinkers)
ESTP - The Doers - Người năng động
Người năng động
(The Doers)
ESFP - The Perfomers - Người biểu diễn
Người trình diễn
(The Perfomers)
ENFP - The Inspirers - Người truyền cảm hứng
Người truyền cảm hứng
(The Inspirers)
ENTP - The Visionaries - Người nhìn xa trông rộng
Người nhìn xa trông rộng
(The Visionaries)
ESTJ - The Guardians - Người giám hộ
Người giám hộ
(The Guardian)
ESFJ - The Caregivers - Người chăm sóc
Người chăm sóc
(The Caregivers)
ENFJ - The Givers - Người cho đi
Người cho đi
(The Givers)
ENTJ - The Executives - Nhà điều hành
Nhà điều hành
(The Executives)
Thông tin mô tả tính cách của 16 loại MBTI đã được tham khảo và biên dịch từ các nguồn thông tin tiếng Anh bởiđội ngũ Huấn Luyện Viên TGM và TGM Corporation.
Ghi chú:
  • Thông tin mô tả tính cách MBTI tại http://mbti.vn chỉ dùng mục đích tham khảo và kiểm nghiệm lại chính mình. TGM không chịu trách nhiệm với bất cứ vấn đề nào bạn gặp phải khi dùng những thông tin mô tả tính cách MBTI của bạn vào cuộc sống.
  • TGM Corporation giữ toàn quyền nội dung tiếng Việt của thông tin mô tả tính cách MBTI. Khi sử dụng và trích dẫn tại các nguồn thông tin khác, xin vui lòng dẫn tới trang web http://www.mbti.vn hoặc có sự đồng ý của TGM Corporation.
Bạn có thể làm trắc nghiệm theo link này http://www.humanmetrics.com/cgi-win/JTypes2.asp (Tiếng Anh) – Tớ đã làm và ra  kiểu ESTJ
Hoặc link tiếng Việt: http://toilaai.vn/trac-nghiem-mbti.html
Bạn hãy cùng làm test và chia sẻ với  mọi người nhé ^^