Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Phong cách làm việc trong Công ty Nhật


Bài  này viết từ hồi nảo hồi nào ấy ^^ (tháng 6/2009), hôm nay copy sang đây cho tiện theo dõi và cũng lý giải tại sao mình lại theo học khóa Hướng nghiệp của The R, khởi nguồn của việc tiếp cận phong cách làm việc của Nhật Bản
Chiều thứ 7 vừa rồi, tham dự khóa học (nói là buổi chia sẻ thì đúng hơn), ởhttp://vci.edu.vn/content/view/88/2/, để tìm hiểu về Phong cách làm việc trong Công ty Nhật
Tại sao mình lại biết đến thông tin khóa học này? Chẳng là thỉnh thoảng lại vào facebook xem YQ viết gì, join cái gì, thấy attending vào training course này, thế nên mình tìm hiểu kỹ hơn về nó, và tìm được link kia, rồi đăng ký học qua email vào đêm thứ 6, sáng thứ 7, đã được xác nhận ghi tên vào lớp học, trưa thứ bẩy một mình bêu nắng ngòai đường, ăn trưa một mình ở khu Bách Khoa, một cốc nước mía khi ăn xong, và tới lớp học trước 20phút, rảnh rỗi nó thế!
Đến sớm nên thầy giáo còn chưa nghỉ trưa xong, mình lên phòng rồi đợi một chút để thầy giáo chấn chỉnh trang phục, tranh thủ chụp được cái ảnh lớp học nhỏ xinh này:

Một mình một phòng, thỉnh thoảng lại có thầy giáo đi ra đi vào, để chuẩn bị cho buổi học, thầy giáo là người Nhật, nói tiếng Nhật – sorry, I don’t understand L, sao thầy ko nói Tiếng Anh nhỉ? Chắc chả biết cũng nên! :D
Một lúc sau có 2 người nữa đến, bạn nữ nói tiếng Nhật rất tốt, 2 thầy trò cứ nói, còn mình nghe nhạc, vì đâu có hiểu họ nói gì
Thêm 1 anh chàng nữa, tên gì nhỉ anh Thành, bạn Quỳnh đi với anh Đông, anh Hùng đi với anh Phong, và một bạn nữa, danh sách lớp có 15 người, mà chỉ có 6 người tới, chắc tại trời nóng quá mức cho phép người ta đi ra đường… thêm một em đang theo học Tiếng Nhật ở đó, rồi 1 trợ giảng, 1 thầy giáo, và ông hiệu trưởng dự lớp nữa.
Vài hình ảnh từ lớp học

Nội dung thì thế này:
“PHONG CÁCH LÀM VIỆC TRONG CÔNG TY NHẬT”
I. Trong công việc, điều gì là quan trọng nhất?
Lòng tin
Lòng tin!
II. Những nguyên tắc tạo lập lòng tin
Sologan: “Tạo cho người khác cảm giác yên tâm”
1. Đúng hẹn (thời gian, lời nói…)
2. Có thái độ tôn trọng người xung quanh
3. Công – tư phân minh

III.  Các nguyên tắc cơ bản khi trao đổi danh thiếp
Trao đổi danh thiếp
1. Vai trò của tấm danh thiếp: thể hiện vị trí xã hội của bản thân cũng như của đối tác -> quan trọng
2. Các nguyên tắc:
a. Các nguyên tắc chung
- Chuẩn bị tư thế sẵn sàng khi nhận được danh thiếp (thái độ, vị trí nhận…)
- Trong trường hợp 2 bên cùng trao nhận danh thiếp thì khách hoặc cấp dưới sẽ là người trao danh thiếp trước.
- Tỏ thành ý trân trọng khi trao – nhận
- Làm cho đối tác thấy được sự tôn trọng của mình
- Trao – nhận danh thiếp bằng cả hai tay, giữ ở vị trí ngang ngực
b. Trường hợp nhận danh thiếp
- Dùng cả hai tay: thể hiện sự trân trọng
- Không đè ngón tay lên tên đối tác
- Nhận danh thiếp ở vị trí ngang ngực
Xem video minh họa này
c. Trường hợp trao và nhận danh thiếp cùng một lúc
- Dùng 1 tay (tay phải trao, tay trái nhận)
- Trao và nhận một cách trịnh trọng
- Người giữ vị trí thấp hơn sẽ trao danh thiếp thấp hơn để thể hiện sự kính trọng với đối phương (vị trí xã hội cao hơn)
Xem thêm video này nhé

IV. Các nguyên tắc cơ bản khi làm việc
1. Trước khi gọi điện hoặc Fax cho đối tác, để tránh nhầm lẫn cần kiểm tra cẩn thận số điện thoại, số fax, tên người nhận. Sau khi gửi fax cần xác nhận xem đối tác đã đến chưa?
2. Chào hỏi khi đi ra ngoài
3. Thông báo mục đích đi ra ngoài, thời gian, địa điểm…
4. Không để tài liệu lộn xộn, mở khi đi ra ngoài
5. Truyền đạt lại thông tin cá nhân một cách ngắn gọn.
6. Trong giờ nghỉ nếu có điện thoại đột xuất vẫn phải tiếp nhận một cách lịch sự.
7. Trong trường hợp đến muộn phải gọi điện xin phép -> Phương châm: “Không làm cấp trên và đồng nghiệp lo lắng”.
8. Không xin phép nghỉ qua Email, tin nhắn
9. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, xin đừng quên “Cảm ơn”
10. Công – tư phân minh
11. Tạo ấn tượng tốt với khách hàng từ trang phục đến tác phong lịch sự
12. Bảo mật các thông tin cá nhân (ID, password…)
13. Đến trước cuộc hẹn 5phút
14. Không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh bằng việc hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn
15. Rèn luyện thói quen ngăn nắp bằng cách lấy đồ vật ở đâu thì trả về vị trí cũ.

V. Các nguyên tắc cơ bản khi sắp xếp chỗ ngồi theo chức danh, vị trí làm việc trong công ty .
Người có vị trí cao nhất sẽ ngồi xa cửa nhất, và là vị trí có thể nhìn thấy người lạ mở cửa vào đầu tiên, đồng thời cũng là vị trí an toàn nhất! (Ảnh sơ đồ đúng sẽ up sau ^^)
Sơ đồ ở phòng khách
Phòng họp
Trên xe ô tô
Trên tàu điện
và Trong thang máy
Những gì thu được từ buổi chia sẻ này?
-         Cách thức tổ chức: okie, bài giảng dựa trên những đoạn phim minh họa cho các kiến thức ở trên, vậy nên rất dễ nhớ, dễ hiểu, có thể vận dụng để làm chương trình đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp.
-         Thành viên tham gia: chưa biết chọn lựa (không nhắm chính xác đối tượng là ai)
-         Thời gian tổ chức: trời nắng, nên rớt một nửa :D
-         Hiệu quả: ko đem lại sự hài lòng cho tất cả những người tham dự (vấn đề quá cơ bản)
-         Giảng viên: rất khiêm tốn, trình bày với thái độ chia sẻ
-         Hiệu trưởng: rất chăm chú, giải thích thêm cho những thắc mắc sâu hơn của mình
-         Trợ giảng: khá lưu loát, tự tin và nắm được vấn đề của buổi nói chuyện.
- Cảm thấy rằng chẳng nên làm việc với người Nhật :D ! Vì họ quá nguyên tắc, không tùy cơ ứng biến như người Việt mình, dễ chịu và thoải mái hơn nhiều, he he
Vậy thôi nhỉ!
Đó là suy nghĩ thời điểm tháng 6/2009, song đến tháng 8 mình đã thay đổi suy nghĩ này, thấy buổi học này thật bổ ích ^^

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

BSC1- 9 bước triển khai – 9 Steps to Success

Lang thang tìm tài liệu về HAY, lại ra cái này, lưu vào đây để lúc nào pro English thì đọc lại cho hiểu hơn ^^
9 bước triển khai BSC – Thẻ điểm cân bằng tại Doanh  nghiệp (bắt đầu từ Assessment theo ngược chiều kim đồng hồ)
9 steps to success BSC
9 steps to success
Đây là tài liệu khung, ấn vào chữ Concept để xem nội dung chi tiết từng bước
9 Steps to Success – a methodology for using our software:
The Strategic Plan example follows a set well-established course.
- The main goal being alignment of outcomes with stakeholder needs.
- Stakeholders only invest funds because they need to make a profit.
Please click on these links
to view our totally free
training videos.
Planning Phase (Planned Outcomes) 

Training Videos
Step 1.Develop your Strategic Statement Framework.
Vision, Mission, Goal, Slogan, SWOT, Values, Policies, Procedures & More. 

ConceptSoftware
Step 2.Build your “Strategic Picture”.
Derive your Corporate Objectives from the Strategic Statements.
Create your “bigger picture”: The Perspective aligned Strategy Map flowchart. 

ConceptSoftware
Step 3.Design your Balanced Scorecard by adding KPI/KRA, Measures and Scores type columns.
Cascade the Objectives in the Objectives Table. 
Add additional special purpose columns to both the Objectives and Initiatives grid as required. 

ConceptSoftware
Step 4.Allocate several initiatives with date-ranges to each Objective row.
Enter in your monthly budget requirements and allocations. 

Approval Phase 

Training Videos
Step 5.Apply Strategic Alignment scrutiny to Initiatives,
Analyze monthly progress and approve the budgets. 

Software
Step 6.Modify budgets and add extra Initiatives as required. 
Seek out those Intangible Assets in the Initiatives statements. 

Implementation Phase (Actual Outcomes) 

Step 7.Add Actual monthly data and mark each month as Valid.
Monitor Initiative Monthly progress outcomes using Actual/Planned analysis. 

Step 8.Use numeric gauges to provide Closed Loop Feedback.
Analyse general outcome success analysis. 

Step 9.Take corrective action in response to WYSIWYG Gauges in the Organizational Tree and Strategy Map. 

Chi tiết các bạn xem tài liệu Việt hóa một nửa đây: BSC9. 9 steps to success BSC
Bài giảng của Howard Rohm – Vice President, the Balance ScoreCard Institute và Directer, U.S. Foundation for Perfomance Measurement:
Các  bạn cần nhiều tài liệu về  BSC hơn, hãy để lại comment và email, tớ sẽ gửi một số tài liệu về BSC tớ có cho các bạn ^^

Đọc sách như một nghệ thuật

Bạn muốn rèn luyện thói quen đọc sách của mình? Bạn muốn làm bạn với những cuốn sách? Bạn muốn hiểu về cách đọc sách? Hãy đọc “Đọc sách như một nghệ thuật” của tác giả Mortimer J Adler
Đọc sách như một nghệ thuật
Cuốn sách  này tớ đọc  năm 2008, và đến giờ vẫn thỉnh thoảng đọc lại, nó thật sự là một công cụ giúp bạn  biết cách đọc sách để  biết “Trong sách có ngọc”
Còn nhớ tớ đã tham dự một buổi  nói chuyện của Thầy Hùng (Thái Hà Books) về kỹ năng đọc sách, thầy nói Thói quen đọc sách nên hình thành trước khi bạn 25 tuổi (thật may là tớ còn kịp ở mốc đó), nhưng tớ vẫn nghĩ, khi đã quá 25 tuổi, nếu bạn thật sự quyết tâm, bạn vẫn có thể có cho mình thói quen đọc sách!
Đọc sách để làm gì? Đọc sách để lấy kiến thức/tri thức trong sách, và ứng dụng được những kiến thức đó cho bản thân mình! Đọc sách để rèn luyện kỹ năng trình bày, kỹ năng viết. Đọc sách để rèn luyện trí nhớ …đọc sách là một cách bạn cho tâm hồn bạn “ăn” (Theo như thầy Giản Tư Trung nói thì trong mỗi con người đều có 4 phần: Thể xác, Tâm hồn, Trí tuệ và Tinh thần – Hàng ngày bạn vẫn ăn đủ 3 bữa, ngủ 8h để nuôi dưỡng phần Thể xác; các phần còn lại bạn nuôi nó như thế nào? – Đọc thêm Quản trị cuộc đời)
Bạn có biết cách đọc sách không? Bạn đã tốt nghiệp đại học với bao nhiêu cuốn sách? Thầy Hùng có nói, để viết được một luận văn tốt nghiệp bậc Đại học thì mỗi sinh viên phải đọc ít nhất là 50 cuốn sách, còn ở bậc Ths thì là 500 cuốn, nghiệm lại, khi tốt nghiệp đại học tớ mới chỉ đọc có 5 cuốn thì phải :(
Để đọc sách có hiệu quả bạn nên ngồi bàn và đọc sách, vừa đọc vừa ghi chép và sau khi đọc xong cuốn sách bạn nên có một bài viết cảm nhận của bạn về cuốn sách đó, và cách tốt nhất chính là kể về cuốn sách đó cho người khác!
Tốc độ đọc trung bình là 240 từ/phút, và bạn hãy rèn luyện đến ngưỡng 1000 từ (4trang)/phút
Dưới đây là thông tin giới thiệu về cuốn sách “Đọc sách như một nghệ thuật”
Đọc sách như một nghệ thuật, ngay từ lần xuất bản đầu tiên năm 1940, đã được đánh giá là cuốn sách hướng dẫn đọc hiểu lý thú và hiệu quả nhất dành cho độc giả phổ thông. Cuốn sách đã nhanh chóng trở thành một tác phẩm kinh điển về cách đọc sách thông minh.

Đọc sách như một nghệ thuật giúp bạn khám phá và lĩnh hội các cấp độ đọc khác nhau, từ đọc sơ cấp, đọc lướt có hệ thống đến đọc kiểm soát và đọc siêu tốc. Bạn có thể áp dụng các cấp độ này cho việc phân loại, chụp X-quang hay phê bình sách, tuỳ theo nhu cầu và mục đích của mình. Nhờ các kỹ năng đọc được hệ thống ở đây, bạn sẽ biết cách tiếp cận và nắm bắt tất cả các loại văn bản, dù đó là sách thực hành, khoa học, toán học, triết học, lịch sử hay các tác phẩm văn học.
Đọc sách như một nghệ thuật, hơn hết, thúc đẩy ta trở thành độc giả say mê. Cuốn sách là người bạn đường không thể thiếu của mỗi người trên hành trình đối thoại để học hỏi, khám phá, tu thân và trưởng thành, như Decartes đã nói: “Đọc sách là được trò chuyện với những người thành đạt nhất của các thế kỷ đã qua”.