Buổi 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢN THÂN
Buổi học này cô giáo giảng chưa okie lắm, mà mình cũng ko nghi âm lại, nhưng lại kiếm được một trang rất hay về một vài kiến thức cô giáo đã đề cập trong bài giảng.
MỤC TIÊU:
- HIểu quy trình 4A trong phân tích và định hướng bản thân
- Hiểu được công cụ SWOT
- Sử dụng SWOT để phân tích và định hướng bản thân
NỘI DUNG
- Giới thiệu quy trình 4A (tham khảo trang này, bạn sẽ rõ hơn http://www.rapidbi.com/creatrix/creatrix-aim.html)
- A1: Ba nhóm nghề chính (theo nghiên cứu của Vietnamworks, cô giáo nói vậy, mà mình search vẫn chưa thấy L )
- A2: Công cụ phân tích SWOT
- A3: Sử dụng SWOT để phân tích bản thân và định hướng nghề nghiệp
1. Quy trình 4A (The 4A’s ò Innovation)
Cô giáo giải thích (phần này chưa phân tích được nhiều, cũng chưa giải thích được 3 từ trong vòng tròn)
- Aim: Mục đích
- Assess: Đánh giá
- Activate: Sử dụng
- Apply: Ứng dụng
2. A1: Aim – Ba loại hình công việc:
Cô giáo nói đây là theo nghiên cứu của Vietnamwork về các loại hình công việc, và chia thành 3 loại (phần này thực sự mình chưa clear lắm, đang mail hỏi lại cô giáo)
- ENGINEER
- ADMINITRATION
- SALES
Theo cô giáo tổng hợp trong bài giảng:
Nhóm 1: ENGINEER
- Kỹ năng chuyên sâu
- Có khả năng làm việc nhóm
- Làm việc trong môi trường năng động, áp lực cao
- Có khả năng phân tích thị trường và nhu cầu khách hàng tốt.
Nhóm 2: ADMINISTRATION
- Không cần thiết có kỹ năng chuyên sâu nhưng có nhiều công cụ hỗ trợ;
- Sắp xếp bàn làm việc, tài liệu;
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên;
- Xác định được công việc quan trọng
- Biết lắng nghe
Nhóm 3: SALES
- Nói đi đôi với làm (doer)
- Có khả năng thuyết phục (persuader)
- Trung thực, đáng tin cậy, kiên định (values)
- Quan hệ tốt với đồng nghiệp (relater)
- Bản ngã (ego) – lòng tự trọng, tự tin
Một số kỹ năng cần thiết:
- Làm việc nhóm
- Giao tiếp
- Trình bày
- Thiết lập mục tiêu
- Giải quyết vấn đề
- Vi tính
- Ngoại ngữ
2. A2: ASSESS – công cụ SWOT
Tại sao cần phân tích bản thân?
DISCOVER YOURSELF
- Biết mình, biết người trăm trận không nguy
- Biết mình, biết người, biết thời đại.
SWOT LÀ GÌ?
- STRENGTHS: Là những cái bạn có, có thể kiểm soát được và giúp bạn làm việc tốt hơn
- WEAKNESS: Những mặt bạn cần phải cải thiện
- OPPORTUNITies: đến từ bên ngoài, không kiểm soát được nhưng có thể nắm bắt;
- THREATs: đến từ bên ngoài, cản trở bạn đến thành công
Đọc thêm các bài liên quan (hầu hết các bài đều là phân tích chiến lược kinh doanh, cho cấp ộ Doanh nghiệp, nhóm chứ chưa đề cập cụ thể đến bản thân mỗi người, song bạn có thể tìm hiểu và tự rút ra)
- Bạn biết gì về mô hình phân tích SWOT http://www.chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Chien-Luoc/Mo_hinh_phan_tich_SWOT/
- Giới thiệu kỹ thuật phân tích SWOT http://www.giaovien.net/bai-viet/bai-viet-ve-ky-nang/gioi-thieu-ky-thuat-phan-tich-swot.html
- Sử dụng kỹ thuật SWOT để phân tích nghề nghiệp (bài này có vẻ okie đấy) http://www.sannhantai.com/careeradvice/printcareeradvice.php?cat=3&newsid=1353
| |||||
Tạo ra bảng phân tích SWOT Kiểu phân tích này thường gồm 1 bảng được chia thành 4 ô vuông. Điểm mạnh và điểm yếu sẽ nằm ở phần phía trên của 2 ô, cơ hội và thách thức sẽ nằm ở hai ô phía dưới còn lại. Kỹ thuật SWOT không những giúp bạn nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mà còn chú trọng vào việc phát hiện các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến phương hướng và sự phát triển nghề nghiệp. Các nhân tố như: vị trí địa lý, ngành kinh doanh, công ty, nghề nghiệp- chính là các cơ hội cũng như thách thức tiềm ẩn. Quan sát các ô vuông này sẽ giúp nảy ra các ý tưởng sáng tạo về nghề nghiệp cũng như định hướng phát triển. Để hình dung được các nhân tố được tổ chức trong biểu đồ SWOT, hãy nhìn vào các ví dụ sau: Điểm mạnh Điểm mạnh chính là các đặc tín nội tại tốt đẹp và điểm nổi bật của bản thân. Chúng nằm trong tầm quản lý của bạn. Ví dụ
Điểm yếu Điểm yếu là các đặc tính nội tại tiêu cực. Chúng cũng nằm trong tầm quản lý của bạn. Ví dụ:
Cơ hội Cơ hội là các nhân tố bên ngoài tuy không thể kiểm soát được những lại ẩn chức sức bật tiềm tàng:
Đe dọa Đe dọa là các nhân tố bên ngoài không thể kiểm soát được, có khả năng gây bất lợi vì thế đòi hỏi phải có biện pháp ngăn chặn. Ví dụ:
Các nhân tố bên ngoài đôi lúc vừa là thách thức vừa là cơ hội. Ví dụ, việc xuất hiện một ngôn ngữ lập trình mới thay cho ngôn ngữ bạn đang có chuyên môn sẽ là một thách thức nếu bạn không biết gì về nó và ngược lại bạn sẽ có cơ hội trở thành một trong những chuyên gia đầu tiên. THỰC HIỆN BẢNG PHÂN TÍCH SWOT 1. Vẽ một hình hình vuông, sau đó kẻ 1 đường dọc, 1 đường ngang để chia thành 4 ô vuông. Bạn cũng có thể tạo ra hình vẽ này trên Word. 2. Trong từng ô vuông, hãy viết ra các ý tưởng của bạn (đánh dấu từng mục). Càng cụ thể càng tốt 3. Xem xét thấu đáo các vấn đề đã viết. Hãy nghĩ ngơi nếu bạn thấy cần và trở lại khi bạn đã hoàn toàn tươi tỉnh. Bạn cũng có thể đưa bảng phân tích SWOT này cho một vài người quen để tham khảo ý kiến. 4. Chỉnh sửa. Xóa các quan điểm lập lại và nhấn mạnh các quan điểm cụ thể. 5. Phân tích ý nghĩa của tất cả các ý kiến này. Bạn hãy sử dụng các công cụ:
6. Quyết định phương án thực hiện. Thông thường có 4 phương án sau:
Hãy cập nhật biểu đồ SWOT một cách định kỳ để thêm vào các động lực cho sự nghiệp của bạn. | | | |||
| Nguồn: James Smith. | | |
INDIVIDUAL SWOT ANALYSIS http://www.theassessmentworld.com/index.php?option=com_content&view=article&id=88&Itemid=84
Individual SWOT analysis gives you an in-depth knowledge of the areas in which you excel (Strength). These are the areas you need to augment and improve further. It helps you understand areas with scope for improvement (Weakness), to create an awareness of the same. It also explores opportunities which are a consequence of your strengths and threats which may pose challenges hindering your growth and effectiveness. The key benefits of Individual SWOT Analysis are
- Understanding self to maximize your potential.
- Help place the right candidate on the right job.
- Promotion and succession planning decisions.
- Coaching and development.
- Exploring educational and career prospects.
- Training need analysis.
- Improving communication and interpersonal skills and an array of other dimensions.
- Such an inventory of inherent strengths and areas requiring development, helps you enjoy asuccessful career and personal life.
- You benefit by having contingency plans to address weaknesses and threats.
Một vài gợi ý khi phân tích SWOT:
- Về S, W:
o Chuyên môn (Qualification)
o Kinh nghiệm (Experience)
o Kỹ năng (Skills)
o Cá tính
o Tài sản trí tuệ
- O:
o Tuyển dụng (vacancies)
o Lỗ hổng thị trường (Market place gaps)
o Thay đổi về điều kiện (conditions changes)
- T:
o Vấn đề ẩn khuất (Potential problem)
o Đối thủ (competitors)
o Thị trường thay đổi (market place changes)
o Lạm phát (implation)
o Kỹ năng lạc hậu (backward skill)
3. A3: Activate - Sử dụng SWOT
Dịch ra là gì nhỉ?
Tổng kết lại bài này:
Bạn cần phải biết được mục tiêu của mình (A1), bạn sẽ lựa chọn tham gia vào loại hình công việc nào (A2), sau đó bạn sử dụng A3 (Phân tích SWOT) để xem mình có phù hợp với mục tiêu và loại hình công việc của bạn không, trong SWOT bạn nên điều chỉnh để phù hợp với mục đích và loại hình công việc bạn đã chọn, bạn Ứng dụng (A4) SWOT vào bất cứ việc gì có thể!
Bài tập trong buổi này đó là:
Trong 4 phút, bạn vẽ ra được sơ đồ SWOT cho công việc bạn muốn hướng tới, ví dụ như công việc Nhân viên nhân sự chẳng hạn, theo các gợi ý ở trên.
Tiếp theo, bạn có thể sử dụng phụ lục SWOT worksheet để thực hiện phân tích SWOT của mình trong tất cả các trường hợp, tại đây, đồng thời với việc liệt kê SWOT thì bạn sẽ thêm một cột Cách phát huy với S và O, và cột Cách giảm thiểu đối với W và T.
Bài tập thực hành của mình với A1 và A2 là Chuyên viên nhân sự
(Bài này làm trong thời gian của buổi học, nên chưa được sâu sắc và chi tiết, nhưng nhìn chung thì cũng chỉ là những vấn đề này thôi)
SWOT analysis – Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats | |||
Date: 24/08/2009 | |||
Internal Factors | |||
Your Strengths | Cách phát huy | Your Weakness | Cách giảm thiểu |
1. Học đúng chuyên ngành 2. Kinh nghiệm làm việc 3. Kỹ năng giao tiếp khá 4. Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; 5. Tự tin, biết lắng nghe, hiểu tâm lý con người. | - Tiếp tục nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm trong nghề; - Tiếp tục làm nghề Nhân sự; - Tham gia hội/nhóm để nâng cao kỹ năng giao tiếp; - Rèn luyện và tìm hiểu các phương pháp làm việc hiệu quả; - Đọc sách; - Duy trì các mối quan hệ và đề xuất các ý tưởng mới trong công việc. | 1. Chưa có nhiều kinh nghiệm; 2. Còn trẻ 3. Chủ quan 4. Hấp tấp 5. Ngoại ngữ trung bình | - Tiếp tục học tập nâng cao kỹ năng làm việc; - Khẳng định khả năng đảm nhận công việc; - Rèn luyện bằng phương pháp làm việc có sự kiểm soát cẩn thận; - Tập môn thể thao để tăng tính kiên trì, biết nhẫn; - Học TA, lên kế hoạch và mục tiêu cụ thể. |
Exterrnal Factors | |||
Your Opportunities | Cách phát huy | Your Threats | Cách giảm thiểu |
1. Nghề nhân sự được coi trọng; 2. Nơi ở HN | - Tham gia hội nghề nghiệp để tăng cường giao lưu chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp - Không thay đổi chỗ ở | 1. Nhiều công ty không muốn tuyển nữ làm nhân sự; 2. Có nhiều đối thủ cạnh tranh | - Thể hiện bản thân có khả năng đảm nhiệm công việc - Không ngừng học tập nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét