Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Khóa đào tạo hướng nghiệp – The R Việt Nam (5) _Buổi 4 – Thiết lập mục tiêu

BUỔI 4: KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỤC TIÊU
Buổi học này mình thấy rất okie! Vì nó đã giúp mình clear hơn về việc thiết lập mục tiêu (đặc biệt là Tháp mục tiêu)
MỤC TIÊU:
-         Hiểu rõ tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu;
-         Nắm được các nguyên tắc trong thiết lập mục tiêu;
-         Biết cách xây dựng tháp mục tiêu;
-         Vận dụng kiến thức thu được để thiết lập mục tiêu cho bản thân.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
  1. Tại sao phải thiết lập mục tiêu;
  2. Nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART
  3. Xây dựng tháp mục tiêu.

Việc đặt vấn đề của cô giáo có rất nhiều điều mà mình đã đọc được từ “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” và “Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh”
Khởi động tinh thần:
“Nếu không biết mình đang đi đâu thì mọi ngọn gió đưa đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi theo mọi hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng vòng”. _ Ken Loughman, Chủ tịch HĐQT Đại học Victoria
Đại Học Yale Năm 1952:Bài Học Đầu Tiên Về Sức Mạnh Mục Tiêu
Tôi đã nhận ra sức mạnh của mục tiêu thông qua một cuộc khảo sát thực hiện tại trường đại học Yale (một trong những đại học hàng đầu ở Mỹ) vào năm 1952. Lúc đó, khóa sinh viên sắp tốt nghiệp được hỏi rằng họ có những mục tiêu cụ thể nào về những gì họ muốn đạt được sau khi tốt nghiệp.
Ngạc nhiên thay, chỉ có 3% trong tổng số sinh viên viết ra được những mục tiêu của họ. Những sinh viên này biết rất rõ là họ muốn có công việc như thế nào, họ muốn kiếm bao nhiêu tiền và họ khao khát những thành công nào. Họ còn thiết kế cuộc sống mơ ước của họ trong vòng 15-20 năm tới. Ngược lại, 97% số sinh viên còn lại không hề có mục tiêu nào cả. Họ bỏ mặc mọi thứ cho số phận với thái độ “chuyện gì tới sẽ tới”.
20 năm sau, vào năm 1972, một cuộc khảo sát tiếp tục được thực hiện trên những sinh viên kể trên. Kết quả cuộc khảo sát này thật đáng kinh ngạc. Tổng thu nhập của 3% số sinh viên, những người đã xác định mục tiêu trước đó, đạt gấp 3 lần tổng thu nhập của 97% số sinh viên còn lại, những người không xác định mục tiêu. Nói cách khác, trung bình mỗi sinh viên xác định mục tiêu có thu nhập cao gấp 97 lần thu nhập của mỗi sinh viên không xác định mục tiêu.
Chuyện gì đã làm nên sự khác biệt to lớn này? Chắc chắn không phải là do mức độ thông minh hoặc khả năng của họ. Nói cho cùng thì tất cả họ đều tốt nghiệp từ một trường đại học danh tiếng. Sự khác biệt chính là ở sức mạnh của mục tiêu.
”Trích Chương 12 của sách Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”
 TIGER WOODS
STEVEN SPIELBERG
BILL CLINTON

Tại sao?
-         Mục tiêu dẫn đường cho quyết định và hành động;
-         Mục tiêu thúc đẩy con người
-         Mục tiêu giải phóng tiềm năng
Lên kế hoạch cho cuộc sống:
  1. Học tập/nghề nghiệp
  2. Sức khỏe
  3. Tài chính/lối sống
  4. Gia đình/xã hội
Các loại mục tiêu:
-         Mục tiêu ngắn hạn:
o       1 tháng tới
o       6 tháng tới
o       1 năm tới
-         Mục tiêu dài hạn:
o       2 năm sau
o       5 năm sau
o       10 năm sau
-         SPECIFIC                   Cụ thể
-         MEASUARABLE        Lượng giá được
-         ACHIEVABLE            Có thể đạt được
-         REALISTIC                 Thực tế
-         TIMEBOUND             Có ràng buộc thời gian
Bài tập 1:
-         Xác định mục tiêu trong học tập (1 tháng tới)
-         Xác định mục tiêu sức khỏe (1 tháng tới)
-         Xác định mục tiêu cho sự nghiệp
Những điều cần tránh trong thiết lập mục tiêu:
-         Theo mục tiêu của người khác;
-         Thiếu thông tin;
-         Luôn cầu toàn;
-         Thiếu tôn trọng bản thân;
-         Không có thời hạn hoàn thành.
THÁP MỤC TIÊU
Ví dụ của cô giáo
Để trở thành một Giáo viên, hiện tại bạn đang là sinh viên sắp ra trường:
Mục tiêu trở thành cán bộ hành chính xã sẽ có ví dụ về tháp mục tiêu như sau:

Để xây dựng được tháp Mục tiêu:
-         Tìm hiểu những yêu cầu của công việc đó (yêu cầu công việc, bản mô tả công việc…)
-         Tìm hiểu những người làm quản lý trong lĩnh vực ta muốn thành công trong tương lai;
-         Tìm hiểu từ những người thành công.

Tình huống thảo luận nhóm:
Xây dựng Tháp mục tiêu cho 2 công việc sau:
  1. Chi tiết công việc: Kỹ sư cơ khí
-         Mạnh khỏe, nhanh nhẹn;
-         Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành công nghệ chế tạo máy
-         Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm kỹ sư cơ khí tại các Nhà máy công nghiệp như cấp điện, thép, cán, nguội…
-         Sử dụng thành thạo máy tính, vẽ Autocad
-         Anh ngữ trình độ C;
-         Có khả năng lãnh đạo, quản lý nhóm
-         Kỹ năng giao tiếp tốt.

  1. Công việc: Kế toán viên
-         Sinh viên mới tốt nghiệp các trường CĐ/ĐH chuyên ngành kế toán;
-         Ưu tiên người có kinh nghiệm;
-         Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, phần mềm kế toán;
-         Nắm vững phương pháp lập và hoàn thiện sổ sách chứng từ;
-         Hiểu biết các quy định của pháp luật liên quan đến thuế và kế toán;
-         Trung thực, cẩn thận, nhiệt tình và chịu được áp lực cao trong công việc;
-         Có khả năng làm việc theo nhóm;
-         Có đủ sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ;
-         Không mắc bệnh lây truyền gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
(các bạn tự vẽ thử xem sao)
Bài tập 2: Lập tháp mục tiêu cho:
-         Công việc dự định của anh/chị trong tương lai
hoặc:
-         Mục tiêu sự nghiệp của anh/chị ở bài tập 1.
PREPARE YOURSELF FOR FUTURE!
Điều học được ở buổi học này thấy thú vị nhất đó chính là xây dựng Tháp mục tiêu của chính mình, mình cần phải đặt bút viết, tìm hiểu thông tin về mục tiêu mình đang hướng tới, tìm hiểu các kỹ năng cần thiết cần có trong công việc mà mình đang hướng tới, tìm hiểu xem những người đã thành công trong lĩnh vực này họ đã làm gì và làm như thế nào, viết chi tiết đến từng công việc mà mình có thể làm ngay sau khi hoàn thành tháp mục tiêu, việc thực hiện mục tiêu sẽ trở lên cụ thể, rõ ràng, và không mơ hồ như trước nữa!
Tháp mục tiêu của mình vẫn chưa hoàn thiện, vẫn đang xây dựng, hi hi, sẽ phải chia thành nhiều mục tiêu nhỏ, thuộc đủ 4 lĩnh vực của cuộc sống!
Bài học tiếp theo: Vận hành vòng tròn PDCA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét